Thời gian qua, cái tên Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường tốn không ít giấy mực của truyền thông song có một điều lạ là người đại diện pháp luật, cổ đông lại không hề có tên doanh nhân Hoàng Hường. Công thức xương khớp 100 tỷ đồng, 4 nhà máy, 2.000 nhân viên người này thường phát biểu cũng không hề thấy trong các tài liệu tài chính.
Đại diện pháp luật là ai?
Nói tới thương hiệu Hoàng Hường, từ chuỗi phòng khám nha khoa tới Công ty Cổ phần dược phẩm Hoàng Hường, người ta sẽ nghĩ ngay tới bà Hoàng Thị Hường (thường gọi là Hoàng Hường), thế nhưng thực tế, nữ doanh nhân này lại không đứng tên người đại diện pháp luật cũng như cổ đông công ty.
Thông tin từ Hệ thống thông tin đăng ký Quốc gia cho biết, Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường có trụ sở ở tầng 6, số 36 đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội, đăng ký lần đầu vào ngày 19/8/2021.
Công ty có ốn điều lệ 6 tỷ đồng, cổ đông sáng lập là ông Phạm Thành Phương, góp 5,4 tỷ đồng, tương đương 90%; bà Nguyễn Thị Hằng Trang, góp 300 triệu đồng, tương đương 5% và ông Tô Văn Tưởng, góp 300 triệu đồng, tương đương 5%. Giám đốc công ty là ông Nguyễn Văn Huy (SN 1993), quê Hà Tĩnh.
Tuy nhiên, ở rất nhiều sự kiện lớn của công ty, bà Hoàng Hường đều thể hiện vai trò quan trọng, nhiều sản phẩm gắn liền với tên tuổi của bà.
Trong các sự kiện lớn của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường, người ta còn dễ bắt gặp và nhận ra một nữ doanh nhân trẻ khá nổi tiếng trong lĩnh vực dược phẩm – bà Nguyễn Thị Tường An (SN 1993), cùng quê Hà Tĩnh.
Theo tìm hiểu, từ những năm 2017, khi mới 24 tuổi, Nguyễn Tường An đã nổi như cồn trên truyền thông khi là đại diện pháp luật của Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược - công ty có thông tin, mối quan hệ với các công ty dược phẩm như An nhiên, Amua, Kiwi, Vic, Cic, Doctor A…
Cụ thể, Công ty Đông Nam Dược là trung tâm của hơn 20 công ty con và các chi nhánh vệ tinh, chuyên bán thực phẩm chức năng theo hình thức online. Thời điểm đó, hệ thống này đã và đang đẩy ra thị trường hàng chục mã hàng như: Vương Khớp An, Bách Xương Tán (xương khớp), Trường An Vị (đại tràng), Cao Lá Đung (dạ dày), An Họng Khang, Chỉ Khiết Hầu (viêm họng), Tán Trĩ An (trĩ), Đào Nữ An (nở ngực)…
Cuối năm 2018, sau tuyến bài “Xảo trá như thị trường thực phẩm chức năng” trên Báo Lao động, vạch trần những “thần dược”, lò đào tạo “bác sĩ online”, nơi những chuẩn mực đạo đức bị gạt sang một bên - Công ty Đông Nam Dược chính thức “sập tiệm”, hàng loạt mã sản phẩm bị thu hồi công bố.
4 nhà máy, 2.000 nhân viên?
Trong nhiều livestream bán hàng, bà Hoàng Hường “chém” rằng đã bỏ ra 100 tỷ đồng để mua công thức xương khớp; có 4 nhà máy sản xuất và 2.000 nhân viên.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hơn 10 mã sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường được thuê gia công tại Công ty CP Dược phẩm công nghệ cao Abipha, Công ty TNHH dược thảo Hoàng Thành, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI, Công ty TNHH Dược phẩm Amepro Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Nasaki.
Công thức xương khớp 100 tỷ đồng bà Hoàng Hường quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng rất “bí ẩn”. Số liệu tài chính cho thấy, khi kết thúc năm tài chính 2021, tài sản hữu hình của công ty rất thấp, chưa đến tiền tỷ. Vẫn theo số liệu tài chính, năm 2021, Công ty Hoàng Hường báo cáo chỉ chi trả 1,24 tỷ đồng tiền lương. Với số nhân viên được quảng cáo lên tới 2.000 người, nếu không có các phương thức chi trả lương khác thì trung bình 4 tháng cuối năm 2021, mỗi nhân viên nhận về 660 nghìn đồng/người/4 tháng, tương đương 155 nghìn đồng/tháng.
Đại diện pháp luật là ai?
Nói tới thương hiệu Hoàng Hường, từ chuỗi phòng khám nha khoa tới Công ty Cổ phần dược phẩm Hoàng Hường, người ta sẽ nghĩ ngay tới bà Hoàng Thị Hường (thường gọi là Hoàng Hường), thế nhưng thực tế, nữ doanh nhân này lại không đứng tên người đại diện pháp luật cũng như cổ đông công ty.
|
Bà Hoàng Hường không đứng tên người đại diện pháp luật cũng như cổ đông công ty |
|
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Tường An và bà Hoàng Hường |
Tuy nhiên, ở rất nhiều sự kiện lớn của công ty, bà Hoàng Hường đều thể hiện vai trò quan trọng, nhiều sản phẩm gắn liền với tên tuổi của bà.
Trong các sự kiện lớn của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường, người ta còn dễ bắt gặp và nhận ra một nữ doanh nhân trẻ khá nổi tiếng trong lĩnh vực dược phẩm – bà Nguyễn Thị Tường An (SN 1993), cùng quê Hà Tĩnh.
Theo tìm hiểu, từ những năm 2017, khi mới 24 tuổi, Nguyễn Tường An đã nổi như cồn trên truyền thông khi là đại diện pháp luật của Công ty CP Phát triển Công nghệ Đông Nam Dược - công ty có thông tin, mối quan hệ với các công ty dược phẩm như An nhiên, Amua, Kiwi, Vic, Cic, Doctor A…
Cụ thể, Công ty Đông Nam Dược là trung tâm của hơn 20 công ty con và các chi nhánh vệ tinh, chuyên bán thực phẩm chức năng theo hình thức online. Thời điểm đó, hệ thống này đã và đang đẩy ra thị trường hàng chục mã hàng như: Vương Khớp An, Bách Xương Tán (xương khớp), Trường An Vị (đại tràng), Cao Lá Đung (dạ dày), An Họng Khang, Chỉ Khiết Hầu (viêm họng), Tán Trĩ An (trĩ), Đào Nữ An (nở ngực)…
Cuối năm 2018, sau tuyến bài “Xảo trá như thị trường thực phẩm chức năng” trên Báo Lao động, vạch trần những “thần dược”, lò đào tạo “bác sĩ online”, nơi những chuẩn mực đạo đức bị gạt sang một bên - Công ty Đông Nam Dược chính thức “sập tiệm”, hàng loạt mã sản phẩm bị thu hồi công bố.
|
Nguyễn Thị Tường An và bà Hoàng Hường trong buổi gặp bác sĩ Huy |
Trong nhiều livestream bán hàng, bà Hoàng Hường “chém” rằng đã bỏ ra 100 tỷ đồng để mua công thức xương khớp; có 4 nhà máy sản xuất và 2.000 nhân viên.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, hơn 10 mã sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường được thuê gia công tại Công ty CP Dược phẩm công nghệ cao Abipha, Công ty TNHH dược thảo Hoàng Thành, Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI, Công ty TNHH Dược phẩm Amepro Việt Nam và Công ty TNHH Dược phẩm Nasaki.
Công thức xương khớp 100 tỷ đồng bà Hoàng Hường quảng cáo cho sản phẩm của mình cũng rất “bí ẩn”. Số liệu tài chính cho thấy, khi kết thúc năm tài chính 2021, tài sản hữu hình của công ty rất thấp, chưa đến tiền tỷ. Vẫn theo số liệu tài chính, năm 2021, Công ty Hoàng Hường báo cáo chỉ chi trả 1,24 tỷ đồng tiền lương. Với số nhân viên được quảng cáo lên tới 2.000 người, nếu không có các phương thức chi trả lương khác thì trung bình 4 tháng cuối năm 2021, mỗi nhân viên nhận về 660 nghìn đồng/người/4 tháng, tương đương 155 nghìn đồng/tháng.
Ngày 13/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết trong 5 cơ sở vừa bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đến ngày 12/4, trong đó Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường (địa chỉ: tầng 6, số 36, Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bị xử phạt 65 triệu đồng về hành vi vi phạm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên xương khớp Hoàng Hường. Sản phẩm này được quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo mà không có hoặc ghi không đúng hoặc không đọc rõ hoặc không thể hiện trong quảng cáo khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Cùng với hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu Công ty CP Dược phẩm Hoàng Hường phải tháo gỡ, tháo dỡ, xóa nội dung quảng cáo vi phạm; cơ sở vi phạm về tự công bố sản phẩm phải thu hồi sản phẩm và thu hồi Bản tự công bố sản phẩm vi phạm. Nguồn https://congthuong.vn/ |