Theo một phân tích khoa học ở Mỹ cho thấy, những người ăn một đến hai phần rau xanh mỗi ngày có sức khỏe tương đương trẻ hơn 11 tuổi so với những người không ăn rau xanh mỗi ngày. Đây là một sự khác biệt khá lớn.
Thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm liên quan đến tuổi thọ, nhưng chuyên bạn nên bắt đầu với các loại rau lá xanh. Đây là loại thực phẩm siêu linh hoạt, dễ kết hợp với nhiều món ăn. Bạn có thể dễ dàng đưa rau vào salad, sinh tố hoặc món xào, luộc.
Khi ăn rau xanh thường xuyên, bạn có thể thấy những thay đổi về sức khỏe của mình ngay lập tức. Trong ngắn hạn, việc bổ sung rau lá xanh thường xuyên có thể tăng mức năng lượng, giảm cân, cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất chống oxy hóa trong rau xanh cũng có thể góp phần giúp làn da tốt hơn và giảm viêm nhiễm, đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Mặc dù không có loại thuốc nào hứa hẹn chắc chắn kéo dài tuổi thọ nhưng có những thực phẩm mà các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra có tác dụng như vậy. Thực tế, những gì chúng ta ăn có thể hỗ trợ sống thọ còn tốt hơn so với thuốc men đắt tiền.
8 loại rau người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
Ớt chuông
Ớt chuông, đôi khi được gọi là ớt ngọt, là một loại rau tốt cho sức khỏe với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể có màu xanh lá cây, vàng, cam và đỏ, nhưng tất cả các loại đều chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa.
Một cốc ớt chuông đỏ cắt nhỏ cung cấp 39 calo, 9g carbs và 3g chất xơ. Nó cũng giàu vitamin A và vitamin C, có lợi cho cơ thể.
Rau súp lơ
Súp lơ là loại rau phổ biến trong chế độ ăn kiêng low-carb. Đây là một loại rau họ cải có lượng calo và carbs thấp nhưng lại có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Một chén súp lơ (150g) cung cấp 27 calo, 5g carbohydrate và 2g chất xơ. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, với 51 miligam (mg) hoặc 45% giá trị hàng ngày trên mỗi cốc.
Bắp cải tím
Bắp cải tím là một loại rau ít carbs, giàu chất xơ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bắp cải tím rất giàu anthocyanin, một loại flavonoid có liên quan đến việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến stress oxy hóa, chẳng hạn như bệnh thoái hóa thần kinh và tim mạch.
Một cốc bắp cải tím cung cấp khoảng 28 calo, 7g carbs và 2g chất xơ. Mỗi khẩu phần còn cung cấp lượng vitamin C và vitamin K.
Măng tây
Măng tây có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm xanh lá cây, tím và trắng. Đây là loại rau phổ biến vào mùa xuân nhưng thường có thể được thưởng thức quanh năm.
Một cốc măng tây sống cung cấp khoảng 27 calo, 5g carbs và gần 3g chất xơ. Nó cũng là nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời, cần thiết cho quá trình đông máu và folate, cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA.
Rau cải xoăn
Một chén cải xoăn nấu chín cung cấp 60 calo, 6g carbs và gần 6g chất xơ. Ngoài ra, cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi. Loại rau này có thể được thưởng thức tươi trong món salad, cuốn hoặc nấu chín như một phần của bữa ăn mặn.
Các loại nấm
Nấm rất ít carbs. Một cốc cung cấp 15 calo, 2g carbs và gần 1g chất xơ. Nấm cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất theo thời gian, chẳng hạn như mức độ đường trong máu, cholesterol, huyết áp…
Rau dền
Rau dền có vị ngọt, tính mát. Loại rau này cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, vitamin B2, vitamin C, canxi, axit nicotic, lysine, tinh bột... Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ xương khớp, giảm viêm, ngừa K.
Rau mồng tơi
Theo Đông y, rau mồng tới có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, tác dụng giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọt, làm đẹp da.
Khoa học hiện đại chỉ ra rằng mồng tơi là loại rau có nhiều dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín có thể cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày. Rau mồng tơi tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý chỉ dùng ở lượng vừa phải để tránh tình trạng thừa chất, gây phản tác dụng.
Ăn bao nhiêu rau mỗi ngày là đủ?
Để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng có từ rau xanh và hoa quả, theo Tổ chứ y tế thế giới, một người trưởng thành hàng ngày nên tiêu thụ ít nhất từ 300 gam rau xanh và 100 – 200 gram hoa quả sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.
Trẻ em cũng cần được tập cho ăn rau dần với cách chế biến khác nhau và phù hợp. Tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau.
Một khẩu phần ăn trái cây cho trẻ thích hợp sẽ bao gồm một miếng trái cây cỡ vừa, 2 miếng nhỏ hay một bát hoa quả được xắt nhỏ. Một phần ăn rau thích hợp cho trẻ khoảng bằng củ khoai tây kích cỡ trung bình, 60 gram rau được nấu chín.
Chúng ra hoàn toàn có thể ăn lượng rau và hoa quả nhiều hơn nếu bản thân muốn, bởi nhóm rau củ quả giàu vitamin cũng như chất xơ, dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
Những người bị thừa cân, béo phì, hay rối loạn đường huyết, đái tháo đường nên hạn chế ăn các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải,...
Sưu tầm
Thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm liên quan đến tuổi thọ, nhưng chuyên bạn nên bắt đầu với các loại rau lá xanh. Đây là loại thực phẩm siêu linh hoạt, dễ kết hợp với nhiều món ăn. Bạn có thể dễ dàng đưa rau vào salad, sinh tố hoặc món xào, luộc.
Khi ăn rau xanh thường xuyên, bạn có thể thấy những thay đổi về sức khỏe của mình ngay lập tức. Trong ngắn hạn, việc bổ sung rau lá xanh thường xuyên có thể tăng mức năng lượng, giảm cân, cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Các chất chống oxy hóa trong rau xanh cũng có thể góp phần giúp làn da tốt hơn và giảm viêm nhiễm, đảm bảo sức khỏe tổng thể.
Mặc dù không có loại thuốc nào hứa hẹn chắc chắn kéo dài tuổi thọ nhưng có những thực phẩm mà các nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra có tác dụng như vậy. Thực tế, những gì chúng ta ăn có thể hỗ trợ sống thọ còn tốt hơn so với thuốc men đắt tiền.
8 loại rau người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
Ớt chuông
Ớt chuông, đôi khi được gọi là ớt ngọt, là một loại rau tốt cho sức khỏe với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể có màu xanh lá cây, vàng, cam và đỏ, nhưng tất cả các loại đều chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của quá trình oxy hóa.
Một cốc ớt chuông đỏ cắt nhỏ cung cấp 39 calo, 9g carbs và 3g chất xơ. Nó cũng giàu vitamin A và vitamin C, có lợi cho cơ thể.
Rau súp lơ
Súp lơ là loại rau phổ biến trong chế độ ăn kiêng low-carb. Đây là một loại rau họ cải có lượng calo và carbs thấp nhưng lại có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Một chén súp lơ (150g) cung cấp 27 calo, 5g carbohydrate và 2g chất xơ. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, với 51 miligam (mg) hoặc 45% giá trị hàng ngày trên mỗi cốc.
Bắp cải tím
Bắp cải tím là một loại rau ít carbs, giàu chất xơ chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bắp cải tím rất giàu anthocyanin, một loại flavonoid có liên quan đến việc ngăn ngừa các bệnh liên quan đến stress oxy hóa, chẳng hạn như bệnh thoái hóa thần kinh và tim mạch.
Một cốc bắp cải tím cung cấp khoảng 28 calo, 7g carbs và 2g chất xơ. Mỗi khẩu phần còn cung cấp lượng vitamin C và vitamin K.
Măng tây
Măng tây có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm xanh lá cây, tím và trắng. Đây là loại rau phổ biến vào mùa xuân nhưng thường có thể được thưởng thức quanh năm.
Một cốc măng tây sống cung cấp khoảng 27 calo, 5g carbs và gần 3g chất xơ. Nó cũng là nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời, cần thiết cho quá trình đông máu và folate, cần thiết cho quá trình tổng hợp DNA.
Rau cải xoăn
Một chén cải xoăn nấu chín cung cấp 60 calo, 6g carbs và gần 6g chất xơ. Ngoài ra, cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi. Loại rau này có thể được thưởng thức tươi trong món salad, cuốn hoặc nấu chín như một phần của bữa ăn mặn.
Các loại nấm
Nấm rất ít carbs. Một cốc cung cấp 15 calo, 2g carbs và gần 1g chất xơ. Nấm cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện các dấu hiệu trao đổi chất theo thời gian, chẳng hạn như mức độ đường trong máu, cholesterol, huyết áp…
Rau dền
Rau dền có vị ngọt, tính mát. Loại rau này cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, vitamin B2, vitamin C, canxi, axit nicotic, lysine, tinh bột... Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe, giúp bảo vệ xương khớp, giảm viêm, ngừa K.
Rau mồng tơi
Theo Đông y, rau mồng tới có tính hàn, vị chua, tán nhiệt, tác dụng giải độc, trị rôm sảy, mụn nhọt, làm đẹp da.
Khoa học hiện đại chỉ ra rằng mồng tơi là loại rau có nhiều dinh dưỡng. 1/2 chén rau mồng tơi nấu chín có thể cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày. Rau mồng tơi tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần lưu ý chỉ dùng ở lượng vừa phải để tránh tình trạng thừa chất, gây phản tác dụng.
Ăn bao nhiêu rau mỗi ngày là đủ?
Để đáp ứng nhu cầu chất dinh dưỡng có từ rau xanh và hoa quả, theo Tổ chứ y tế thế giới, một người trưởng thành hàng ngày nên tiêu thụ ít nhất từ 300 gam rau xanh và 100 – 200 gram hoa quả sẽ giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.
Trẻ em cũng cần được tập cho ăn rau dần với cách chế biến khác nhau và phù hợp. Tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau.
Một khẩu phần ăn trái cây cho trẻ thích hợp sẽ bao gồm một miếng trái cây cỡ vừa, 2 miếng nhỏ hay một bát hoa quả được xắt nhỏ. Một phần ăn rau thích hợp cho trẻ khoảng bằng củ khoai tây kích cỡ trung bình, 60 gram rau được nấu chín.
Chúng ra hoàn toàn có thể ăn lượng rau và hoa quả nhiều hơn nếu bản thân muốn, bởi nhóm rau củ quả giàu vitamin cũng như chất xơ, dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
Những người bị thừa cân, béo phì, hay rối loạn đường huyết, đái tháo đường nên hạn chế ăn các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như chuối, xoài, mít, vải,...
Sưu tầm