Công trình đại thuỷ nông hồ Kẻ Gỗ được xây dựng từ năm năm 1976-1979, nằm trên lưu vực của sông Rào Cái thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ở đây có một số hạng mục đầu tiên do người Pháp thiết kế và xây dựng.
Đây cũng là địa danh trong bài hát nổi tiếng “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý.
Hơn 40 năm về trước, để xây dựng được công trình thuỷ nông kỳ vĩ này, hàng ngàn người dân có mặt trên mảnh đất cằn cỗi để cùng nhau “phá đá, đào sỏi” xây hồ. 3 năm sau, công trình hoàn thành trong niềm hạnh phúc của nhân dân Hà Tĩnh.
Đến nay, sau nhiều thời gian mở rộng, cải tạo, hồ có chiều dài 30km, với sức chứa hơn 300 triệu m3 nước nằm ở lưu vực sông rào Cái, nơi tiếp nhận hàng trăm khe suối của dãy Trường Sơn.
Không chỉ là nơi cung cấp nước, chống xói lở… mà hồ Kẻ Gỗ còn thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp bình yên, thơ mộng có sự pha lẫn giữa màu xanh của trời, rừng núi và dòng nước suối trong veo.
Công trình thủy nông trọng yếu của tỉnh Hà Tĩnh này cũng là một trong những hồ đập lớn nhất Việt Nam. Hồ Kẻ Gỗ có sức chứa hơn 3 triệu m3 nước từ hồ theo các tuyến kênh chính có chiều dài 250 km, tưới cho hơn 21.000 ha đất canh tác của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh; góp phần chống lũ quét, chống xói mòn cho vùng hạ du...
Vẻ đẹp của hồ Kẻ Gỗ không chỉ nằm ở thiên nhiên núi rừng mà điểm nhấn là cây cầu dẫn ra đảo, nơi có đền thờ cố Tổng bí thư Lê Duẩn trên lòng hồ, bao quanh bởi dòng nước trong xanh
Đền được xây dựng vào năm 2011, 3 năm sau mới hoàn thành. Đền thờ Lê Duẩn nằm giữa ốc đảo hồ Kẻ Gỗ được nhiều người dân và du khách đến vãn cảnh, thắp hương.
Lượt du khách đến thắp hương tại đền thờ Lê Duẩn những ngày nghỉ rất đông.
Đến hồ Kẻ Gỗ, nhiều du khách thuê thuyền chạy ngược lên thượng nguồn lòng hồ để ngắm cảnh.
Người dân trên con thuyền nhỏ ngược ngàn mưu sinh trong lòng hồ Kẻ Gỗ.