Singapore là một trường hợp đặc biệt trong các điểm đến tại châu Á. Vì hoàn cảnh địa lý và lịch sử, vùng đất này là nơi giao thoa của các nền văn hóa Đông - Tây, với đa dạng văn hóa hiếm thấy ở nhiều quốc gia khác.
Vì lẽ đó, đảo quốc sư tử cũng có một vài quy tắc thú vị trong ứng xử, giao tiếp hàng ngày mà nếu không là người bản địa hoặc sống lâu năm thì khó mà biết được. Chuyển tới sống ở Singapore từ nhỏ và đã có hơn 20 năm gắn bó vùng đất này, cô Marielle Descalsota chia sẻ những điều du khách cần nhớ không nên làm khi tới thăm hòn đảo xinh đẹp.
Marielle Descalsota đã sống ở Singapore hơn 20 năm
Tất nhiên, nếu bạn không ngại những cái nhìn chằm chằm hoặc thậm chí là rầy la từ dân bản địa thì không cần biết những điều này.
Vì lẽ đó, đảo quốc sư tử cũng có một vài quy tắc thú vị trong ứng xử, giao tiếp hàng ngày mà nếu không là người bản địa hoặc sống lâu năm thì khó mà biết được. Chuyển tới sống ở Singapore từ nhỏ và đã có hơn 20 năm gắn bó vùng đất này, cô Marielle Descalsota chia sẻ những điều du khách cần nhớ không nên làm khi tới thăm hòn đảo xinh đẹp.
Marielle Descalsota đã sống ở Singapore hơn 20 năm
Tất nhiên, nếu bạn không ngại những cái nhìn chằm chằm hoặc thậm chí là rầy la từ dân bản địa thì không cần biết những điều này.
Khăn giấy là để giữ chỗ, đừng ngồi vào đó
Những trung tâm hàng rong (hawker center) là một đặc điểm văn hóa đặc trưng của Singapore, với nhiều quầy hàng và bàn ăn lộ thiên. Nhiều du khách cũng rất thích thưởng thức các món ăn tại đây vì chúng đậm vị đường phố và giá cả phải chăng.
Khăn giấy trên bàn ăn để giữ chỗ là hình ảnh quen thuộc ở Singapore
Nhưng các quán ăn này thường có đông người ghé thăm và nhất là vào giờ cao điểm, việc tìm được chỗ ngồi khá khó. Trong lúc đi chọn món, người dân bản địa sẽ thường đặt một gói giấy ăn lên bàn để "giữ chỗ", đánh dấu rằng vị trí đó đã có người ngồi.
Ngoài giấy ăn, người ta còn dùng đủ các vật dụng khác như ô, chai nước hay thậm chí là những tấm thẻ. Vì vậy, hãy tránh những vị trí đó và chọn chiếc bàn nào không có gì trên đó hết nhé.
Khăn giấy trên bàn ăn để giữ chỗ là hình ảnh quen thuộc ở Singapore
Nhưng các quán ăn này thường có đông người ghé thăm và nhất là vào giờ cao điểm, việc tìm được chỗ ngồi khá khó. Trong lúc đi chọn món, người dân bản địa sẽ thường đặt một gói giấy ăn lên bàn để "giữ chỗ", đánh dấu rằng vị trí đó đã có người ngồi.
Ngoài giấy ăn, người ta còn dùng đủ các vật dụng khác như ô, chai nước hay thậm chí là những tấm thẻ. Vì vậy, hãy tránh những vị trí đó và chọn chiếc bàn nào không có gì trên đó hết nhé.
Đừng mặc cả ở quầy hàng rong
Mặc dù văn hóa mặc cả/trả giá khá phổ biến ở các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như Philippines hay Thái Lan, điều này lại không được áp dụng ở Singapore. Giá các món ăn đều được niêm yết và cố định, đặc biệt là ở các quầy hàng rong.
Vì vậy, theo Marielle, bạn nên tránh mặc cả nếu không muốn làm người bán hàng khó chịu.
Vì vậy, theo Marielle, bạn nên tránh mặc cả nếu không muốn làm người bán hàng khó chịu.
Đừng ăn uống ở ga tàu, trên tàu
Một trong những lỗi nghiêm trọng nhất du khách có thể mắc phải là ăn ở ga tàu MRT hoặc trên tàu điện.
Không chỉ kéo theo những cái nhìn khó chịu của dân bản địa, việc ăn uống tại các địa điểm này thậm chí còn là phạm pháp ở Singapore - bạn có thể bị phạt tới 500 SGD (8,3 triệu đồng). Kể cả việc uống nước cũng có thể bị nhắc nhở nghiêm khắc bởi nhân viên ga. Đồ ăn có mùi, đặc biệt như sầu riêng hoàn toàn bị cấm.
Không chỉ kéo theo những cái nhìn khó chịu của dân bản địa, việc ăn uống tại các địa điểm này thậm chí còn là phạm pháp ở Singapore - bạn có thể bị phạt tới 500 SGD (8,3 triệu đồng). Kể cả việc uống nước cũng có thể bị nhắc nhở nghiêm khắc bởi nhân viên ga. Đồ ăn có mùi, đặc biệt như sầu riêng hoàn toàn bị cấm.
Đừng quên dọn bàn sau khi rời quán ăn
Mặc dù các quầy hàng rong và quán ăn đường phố là những nơi hiếm hoi không sạch sẽ tinh tươm ở Singapore, khách ăn vẫn cần dọn dẹp sạch sẽ chỗ ăn sau khi xong.
Từng là thông lệ nhưng giờ đây đất nước này đã nâng tầm thói quen này lên thành luật. Nếu không mang trả khay đựng đồ, dụng cụ ăn và bát đĩa, khách hàng có thể bị phạt tới 300 SGD (5 triệu đồng). Ngoại lệ duy nhất cho luật này là người già yếu hoặc trẻ em - những người không đủ sức tự mang đồ ăn đến bàn.
Từng là thông lệ nhưng giờ đây đất nước này đã nâng tầm thói quen này lên thành luật. Nếu không mang trả khay đựng đồ, dụng cụ ăn và bát đĩa, khách hàng có thể bị phạt tới 300 SGD (5 triệu đồng). Ngoại lệ duy nhất cho luật này là người già yếu hoặc trẻ em - những người không đủ sức tự mang đồ ăn đến bàn.
Đừng đứng ở chiều bên phải của thang cuốn
Trong bài viết trước đây về khác biệt văn hóa giữa Tokyo và Osaka , chúng ta có thể dễ dàng nhận ra mỗi thành phố có các quy tắc sử dụng thang cuốn khác nhau, nhưng phổ biến là quy tắc đứng và đi bộ trên thang máy.
Tại Singapore, quy tắc này cũng được áp dụng triệt để. Người vội sẽ đi về phía bên tay phải chiều di chuyển của thang cuốn, còn nếu đứng yên thì bạn phải chuyển sang "làn" bên trái.
Quy tắc này là để giúp những người vội vàng có thể dễ dàng lách qua dòng người đông đúc vào giờ cao điểm ở các nhà ga. Hơn nữa, nếu mang nhiều hành lý, bạn nên đi thang máy đóng và tránh thang cuốn.
Tại Singapore, quy tắc này cũng được áp dụng triệt để. Người vội sẽ đi về phía bên tay phải chiều di chuyển của thang cuốn, còn nếu đứng yên thì bạn phải chuyển sang "làn" bên trái.
Quy tắc này là để giúp những người vội vàng có thể dễ dàng lách qua dòng người đông đúc vào giờ cao điểm ở các nhà ga. Hơn nữa, nếu mang nhiều hành lý, bạn nên đi thang máy đóng và tránh thang cuốn.
Đừng hút thuốc ở nơi công cộng
Tại trung tâm thành phố có những khu vực riêng dành cho người hút thuốc. Nếu hút ngoài trời chứ không phải những khu vực này, du khách có thể bị phạt rất nặng, từ 200 đến 1.000 USD (4,7 đến 23,5 triệu đồng).
Tại các công viên và bãi biển, luật này còn nghiêm khắc hơn. Mọi công viên ở Singapore đều cấm hút thuốc và bạn có thể bị phạt rất nặng nếu vi phạm.
Tại các công viên và bãi biển, luật này còn nghiêm khắc hơn. Mọi công viên ở Singapore đều cấm hút thuốc và bạn có thể bị phạt rất nặng nếu vi phạm.