Chuyện là mình vừa bắt gặp được một câu hỏi là 'Xe ưu tiên có giới hạn tốc độ không?', bất ngờ là vấn đề này cũng được rất nhiều anh em quan tâm.
Vấn đề có vẻ nằm ở chỗ một số anh em thấy những xe ưu tiên chạy với tốc độ nhanh, lại còn được vượt cả đèn đỏ nên thành ra nói không có nguy hiểm thì không phải.
Điều anh em cần biết chính là xe ưu tiên thì không bị giới hạn tốc độ. Tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
Mặc dù xe ưu tiên đã có còi và đèn tín hiệu nhưng sự thật là vẫn có những vụ va chạm diễn ra khi những xe này đang làm nhiệm vụ. Tất nhiên nguyên nhân còn nằm ở phần những xe khác cùng tham gia giao thông trên đường.
Điều anh em cần biết chính là xe ưu tiên thì không bị giới hạn tốc độ. Tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên .
Như vậy, theo Luật giao thông đường bộ của Việt Nam thì xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ sẽ không bị giới hạn tốc độ.
Ngoài ra anh em còn phải nhớ rõ, khi phát hiện có tín hiệu của xe được ưu tiên thì người tham gia giao thông phải giảm tốc độ và chủ động nhường đường, tuyệt đối không được gây cản trở xe ưu tiên vì đó cũng là một lỗi vi phạm.
Vấn đề có vẻ nằm ở chỗ một số anh em thấy những xe ưu tiên chạy với tốc độ nhanh, lại còn được vượt cả đèn đỏ nên thành ra nói không có nguy hiểm thì không phải.
Điều anh em cần biết chính là xe ưu tiên thì không bị giới hạn tốc độ. Tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
Mặc dù xe ưu tiên đã có còi và đèn tín hiệu nhưng sự thật là vẫn có những vụ va chạm diễn ra khi những xe này đang làm nhiệm vụ. Tất nhiên nguyên nhân còn nằm ở phần những xe khác cùng tham gia giao thông trên đường.
Điều anh em cần biết chính là xe ưu tiên thì không bị giới hạn tốc độ. Tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có quy định như sau:
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.
2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên .
Như vậy, theo Luật giao thông đường bộ của Việt Nam thì xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ sẽ không bị giới hạn tốc độ.
Ngoài ra anh em còn phải nhớ rõ, khi phát hiện có tín hiệu của xe được ưu tiên thì người tham gia giao thông phải giảm tốc độ và chủ động nhường đường, tuyệt đối không được gây cản trở xe ưu tiên vì đó cũng là một lỗi vi phạm.