Trong mắt của các nhà sinh vật học, cây vân sam Sitka được xem là thực vật xâm lấn, làm mất đa dạng sinh học trong vùng. Nhưng với Tiến sĩ Jocelyn Turnbull thuộc GNS Science (New Zealand), loài cây này là công cụ có ích để lý giải những gì đang xảy ra với quá trình hấp thụ CO2 ở Nam Đại Dương.
Ông Turnbull cho biết: "Trong số CO2 mà chúng ta tạo ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và đưa vào khí quyển, chỉ có khoảng một nửa ở lại đó và nửa còn lại ngấm vào đất liền và đại dương".
Nam Đại Dương - một trong những bể chứa carbon - chiếm khoảng 10% tổng lượng khí thải mà chúng ta đã tạo ra trong 150 năm qua.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Turnbull tập trung vào mối quan hệ giữa hấp thụ carbon của Nam Đại Dương với hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, các phương pháp lấy mẫu CO2 hiện tại vẫn có một số hạn chế.
“Chúng tôi đã nảy ra ý tưởng sử dụng vòng cây. Thực vật khi lớn lên sẽ hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp và nhờ quá trình này để phát triển các cấu trúc của cây. Do vậy, cacbon từ không khí kết thúc trong các vòng cây".
Cây cối ở khu vực Nam Đại Dương rất hiếm. Do đó, cây vân sam Sitka có thể là nguồn cung cấp dữ liệu tốt cho nhóm nghiên cứu.
"Nó phát triển nhanh hơn rất nhiều so với bất kỳ thứ gì khác (trong khu vực). Đồng thời, các vòng của cây này lớn hơn, dễ dàng tách ra và lấy số liệu hơn", tiến sĩ Turnbull nhận định.
Sử dụng máy khoan cầm tay, Tiến sĩ Turnbull đã tiến hành trích xuất một mẫu lõi 5 mm từ cây vân sam này năm 2016, tuy nhiên kết quả vẫn chưa được công bố.