Mở nhanh, đóng vội
Với 2 mảng thời trang và trang sức của Thế Giới Di Động, thực tế diễn ra đúng là mở nhanh – đóng vội. Cụ thể, 2 mảng này ra đời và được chính thức khai trương vào tháng 1/2022. Tính đến thời điểm tuyên bố đóng cửa, AVAFashion và AVAJi chỉ tồn tại được khoảng 6 tháng.
Các mảng mở nhanh – đóng vội tại Thế Giới Di Động từ trước tới nay cũng không chỉ có 2 mảng trên. Còn nhớ năm 2019, Thế Giới Di Động bất ngờ mở thêm nhánh bán lẻ mới chuyên bán điện thoại giá rẻ, điện thoại cũ, phụ kiện và SIM số, với tên gọi Điện Thoại Siêu Rẻ. Tuy nhiên mảng này tồn tại không lâu cũng phải đóng cửa.
Mảng kinh doanh thời trang AVAFashion của Thế Giới Di Động chỉ tồn tại 6 tháng thì đóng cửa.
Còn trước đó nữa là Vuivui.com, sàn thương mại điện tử được Thế Giới Di Động mở ra với nhiều kỳ vọng, nhưng cũng tồn tại được chưa đầy 2 năm.
Dư luận, với thói quen và quán tính nhìn vào sự kiện đóng cửa hoạt động của doanh nhgiệp hay thương hiệu nào đó thường có đánh giá hay bình luận không mấy sáng sủa. Trong khi đó, từ chính người trong cuộc, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động – chia sẻ rằng việc đóng cửa là “bình thường”.
Cụ thể theo ông Tài, với việc thu hẹp tới vài trăm shop Bách Hóa Xanh là nhằm tái cấu trúc, đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, qua đó có thể giúp tiết giảm chi phí và tối ưu hóa việc kinh doanh.
Còn đối với 2 mảng thời trang và trang sức, việc đóng cửa chắc chắn là có thiệt hại, nhưng có lẽ không quá nặng nề. Mảng thời trang AVAFashion hoạt động theo mô hình shop độc lập, còn mảng trang sức (AVAJi) hoạt động theo mô hình “shop in shop” trong các siêu thị của chuỗi Thế Giới Di Động.
Bản thân Thế Giới Di Động nhìn về việc đóng cửa 2 mảng này có vẻ như chẳng có gì quá nghiêm trọng. Trước đó trong sự kiện chính thức khai trương 5 mảng bán lẻ mới vào tháng 1.2022, khi phát biểu trên sân khấu trong phòng tiệc tại khách sạn New World, ông Nguyễn Đức Tài cam kết luôn hậu thuẫn ông Hiểu Em (CEO chuỗi Thế Giới Di Động) thử nghiệm các mảng kinh doanh mới để thúc đẩy tăng trưởng.
“Nếu không thành công thì dẹp và coi như Thế Giới Di Động “đốt” 50 tỉ đồng thôi”, ông Tài nói nhẹ như không.
Nếu “đốt” hết 50 tỉ đồng để thử nghiệm cho các mảng kinh doanh và chuỗi bán lẻ mới, số tiền trên cũng mới chỉ chiếm khoảng hơn 1% tổng lợi nhuận năm 2021 của Thế Giới Di Động, không ảnh hưởng gì nhiều đến lợi nhuận chung của tập đoàn này.
Các mảng mở nhanh – đóng vội tại Thế Giới Di Động từ trước tới nay cũng không chỉ có 2 mảng trên. Còn nhớ năm 2019, Thế Giới Di Động bất ngờ mở thêm nhánh bán lẻ mới chuyên bán điện thoại giá rẻ, điện thoại cũ, phụ kiện và SIM số, với tên gọi Điện Thoại Siêu Rẻ. Tuy nhiên mảng này tồn tại không lâu cũng phải đóng cửa.
Còn trước đó nữa là Vuivui.com, sàn thương mại điện tử được Thế Giới Di Động mở ra với nhiều kỳ vọng, nhưng cũng tồn tại được chưa đầy 2 năm.
Dư luận, với thói quen và quán tính nhìn vào sự kiện đóng cửa hoạt động của doanh nhgiệp hay thương hiệu nào đó thường có đánh giá hay bình luận không mấy sáng sủa. Trong khi đó, từ chính người trong cuộc, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động – chia sẻ rằng việc đóng cửa là “bình thường”.
Cụ thể theo ông Tài, với việc thu hẹp tới vài trăm shop Bách Hóa Xanh là nhằm tái cấu trúc, đóng cửa các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, qua đó có thể giúp tiết giảm chi phí và tối ưu hóa việc kinh doanh.
Còn đối với 2 mảng thời trang và trang sức, việc đóng cửa chắc chắn là có thiệt hại, nhưng có lẽ không quá nặng nề. Mảng thời trang AVAFashion hoạt động theo mô hình shop độc lập, còn mảng trang sức (AVAJi) hoạt động theo mô hình “shop in shop” trong các siêu thị của chuỗi Thế Giới Di Động.
Bản thân Thế Giới Di Động nhìn về việc đóng cửa 2 mảng này có vẻ như chẳng có gì quá nghiêm trọng. Trước đó trong sự kiện chính thức khai trương 5 mảng bán lẻ mới vào tháng 1.2022, khi phát biểu trên sân khấu trong phòng tiệc tại khách sạn New World, ông Nguyễn Đức Tài cam kết luôn hậu thuẫn ông Hiểu Em (CEO chuỗi Thế Giới Di Động) thử nghiệm các mảng kinh doanh mới để thúc đẩy tăng trưởng.
“Nếu không thành công thì dẹp và coi như Thế Giới Di Động “đốt” 50 tỉ đồng thôi”, ông Tài nói nhẹ như không.
Nếu “đốt” hết 50 tỉ đồng để thử nghiệm cho các mảng kinh doanh và chuỗi bán lẻ mới, số tiền trên cũng mới chỉ chiếm khoảng hơn 1% tổng lợi nhuận năm 2021 của Thế Giới Di Động, không ảnh hưởng gì nhiều đến lợi nhuận chung của tập đoàn này.
Thử nghiệm nhiều để tìm kiếm và chọn lựa
Trong 12 năm trở lại đây, Thế Giới Di Động liên tục mở ra những mảng hoạt động kinh doanh mới để tạo gối đầu đồng thời cũng không ngừng thử nghiệm các mô hình kinh doanh, ngành hàng mới cùng mục đích trên, để cùng hướng đến giải quyết một mục tiêu chung là bài toán về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
Năm 2010, Thế Giới Di Động mở Dienmay.com, đến năm 2015 đổi tên thành Diện Máy Xanh. Tiếp đó, Bách Hóa Xanh được khai sinh. Tháng 1/2017, sàn thương mại điện tử VuiVui.com được công bố, và vài tháng sau Thế Giới Di Động công bố tiếp việc đầu tư vào chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang rồi sau đó đã đổi tên thành An Khang. Năm 2019, “ông lớn” bán lẻ này lại mở thử nghiệm chuỗi nhỏ Điện Thoại Siêu Rẻ. Tới tháng 1/2022, Thế Giới Di Động cùng lúc khai trương 5 mảng bán lẻ mới là thời trang, sản phẩm mẹ và bé, trang sức, xe đạp và đồ thể thao, theo hai phương thức cửa hàng độc lập và “shop in shop”.
Nhưng trước đó vào tháng 10/2021, Thế Giới Di Động đã kịp mở một thương hiệu mới là TopZone chuyên kinh doanh các sản phẩm của Apple.
Trên thực tế cho thấy, trước áp lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Thế Giới Di Động phải liên tục tìm kiếm, thử nghiệm các mảng hoạt động kinh doanh mới để tạo nguồn thu gối đầu cho những năm tới.
Và cũng trên thực tế cho thấy, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp bán lẻ mở chuỗi và mảng miếng mới nhiều nhất, đóng cửa nhiều nhất, và cũng thành công không ít.
Thử nghiệm và tìm kiếm, chọn lựa mô hình, ngành hàng bán lẻ mới là chiến lược Thế Giới Di Động đang áp dụng. Đơn cử trong 5 mảng mới, 2 mảng vừa bị Thế Giới Di Động khai tử là thời trang và trang sức, nhưng thay vào đó mảng mẹ và bé lại bước đầu cho thấy khả quan, đã đạt số lượng 200 shop vào tháng 5/2022.
Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc An Khang bị Thế Giới Di Động “thả nổi” vào các năm 2019, 2020 để dồn lực cho Bách Hóa Xanh và cũng nhằm tìm hiểu thêm về thị trường dược. Nhưng từ năm 2021, An Khang được quan tâm trở lại nhiều hơn. Và chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022, An Khang đã bứt tốc mạnh mẽ trong việc mở rộng chuỗi thêm vài trăm cửa hàng, đến nay đã đạt 500 nhà thuốc trên toàn quốc.
Đó là chưa kể TopZone, được kỳ vọng mang về 1 tỉ USD doanh thu vào năm 2023, chiếm 40% thị phần sản phẩm Apple tại thị trường Việt Nam.
Tôi cho rằng, nếu “đốt” 50 tỉ đồng bằng với khoảng 1% tổng lợi nhuận mỗi năm mà tìm ra được chỉ một mô hình/ngành hàng kinh doanh mới hứa hẹn khả quan thì cũng xem là thành công bước đầu rồi.
Nếu Thế Giới Di Động “đốt” 50 tỉ đồng mà có được chuỗi AVAKids thành công, cũng là quá thành công rồi.
Cho nên nếu chỉ “đốt” 50 tỉ đồng thôi là còn quá tiết kiệm.
Năm 2010, Thế Giới Di Động mở Dienmay.com, đến năm 2015 đổi tên thành Diện Máy Xanh. Tiếp đó, Bách Hóa Xanh được khai sinh. Tháng 1/2017, sàn thương mại điện tử VuiVui.com được công bố, và vài tháng sau Thế Giới Di Động công bố tiếp việc đầu tư vào chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang rồi sau đó đã đổi tên thành An Khang. Năm 2019, “ông lớn” bán lẻ này lại mở thử nghiệm chuỗi nhỏ Điện Thoại Siêu Rẻ. Tới tháng 1/2022, Thế Giới Di Động cùng lúc khai trương 5 mảng bán lẻ mới là thời trang, sản phẩm mẹ và bé, trang sức, xe đạp và đồ thể thao, theo hai phương thức cửa hàng độc lập và “shop in shop”.
Nhưng trước đó vào tháng 10/2021, Thế Giới Di Động đã kịp mở một thương hiệu mới là TopZone chuyên kinh doanh các sản phẩm của Apple.
Và cũng trên thực tế cho thấy, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp bán lẻ mở chuỗi và mảng miếng mới nhiều nhất, đóng cửa nhiều nhất, và cũng thành công không ít.
Thử nghiệm và tìm kiếm, chọn lựa mô hình, ngành hàng bán lẻ mới là chiến lược Thế Giới Di Động đang áp dụng. Đơn cử trong 5 mảng mới, 2 mảng vừa bị Thế Giới Di Động khai tử là thời trang và trang sức, nhưng thay vào đó mảng mẹ và bé lại bước đầu cho thấy khả quan, đã đạt số lượng 200 shop vào tháng 5/2022.
Trong khi đó, chuỗi nhà thuốc An Khang bị Thế Giới Di Động “thả nổi” vào các năm 2019, 2020 để dồn lực cho Bách Hóa Xanh và cũng nhằm tìm hiểu thêm về thị trường dược. Nhưng từ năm 2021, An Khang được quan tâm trở lại nhiều hơn. Và chỉ trong khoảng 6 tháng đầu năm 2022, An Khang đã bứt tốc mạnh mẽ trong việc mở rộng chuỗi thêm vài trăm cửa hàng, đến nay đã đạt 500 nhà thuốc trên toàn quốc.
Đó là chưa kể TopZone, được kỳ vọng mang về 1 tỉ USD doanh thu vào năm 2023, chiếm 40% thị phần sản phẩm Apple tại thị trường Việt Nam.
Tôi cho rằng, nếu “đốt” 50 tỉ đồng bằng với khoảng 1% tổng lợi nhuận mỗi năm mà tìm ra được chỉ một mô hình/ngành hàng kinh doanh mới hứa hẹn khả quan thì cũng xem là thành công bước đầu rồi.
Nếu Thế Giới Di Động “đốt” 50 tỉ đồng mà có được chuỗi AVAKids thành công, cũng là quá thành công rồi.
Cho nên nếu chỉ “đốt” 50 tỉ đồng thôi là còn quá tiết kiệm.