Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không có tác dụng chữa bệnh, thế nhưng sản phẩm Top Men đang được quảng cáo thổi phồng công dụng có thể điều trị bệnh yếu sinh lý, khiến nhiều người tiêu dùng vì nhẹ dạ mà dính bẫy, tiền mất tật mang. Dư luận hoài nghi có thế lực nào đó đang "chống lưng" cho sản phẩm này không tuân thủ các quy định của pháp luật và sự bức xúc của dư luận.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chủ sở hữu của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Top Men là Công ty TNHH Opportunity Việt Nam (Công ty Opportunity Việt Nam), có địa chỉ tại số 10 tập thể giáo viên, đường Trung Yên 6, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, do ông Lê Văn Lĩnh là người đại diện pháp luật.
Mặc dù Công ty Opportunity Việt Nam chỉ mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 13/10/2020, nhưng đã nhanh chóng cho ra được sản phẩm TPBVSK Top Men, và được quảng cáo rộng rãi trên khắp các website, các trang mạng xã hội, và thổi phồng như một loại thần dược, giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lực và sinh lý nam giới, giúp làm giảm nguy cơ mãn dục nam sớm
Tại trang website topmen.vn có giới thiệu Top Men đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận công bố số 10705/2020/ĐKSP. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại ở nhà máy đạt chuẩn GMP Santex.
Ngoài ra tại nhiều trang mạng xã hội, sản phẩm Top Men dàn dựng nhiều clip, hình ảnh của các y bác sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo thu hút khách hàng. Điều đáng nói, các quảng cáo đó luôn giới thiệu Top Men điều trị dứt điểm yếu sinh lý, xuất tinh sớm ngay sau một liệu trình, lâu hơn, dài hơn, tăng kích thước, khiến nhiều người tiêu dùng đã lầm tưởng đây là thuốc và có công dụng như "thần dược".
Bằng những quảng cáo có dấu hiệu lừa dối khách hàng của sản phẩm Top Men.
Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó quy định rõ việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc".
Và Khoản 4, Điều 70 Nghị định 158/2013, được sửa đổi tại Nghị định 28/2017 quy định cấm Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng.
Thời gian qua, mặc dù Cục ATTP, Bộ Y tế đã quyết liệt xử lý hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực TPBVSK, thế nhưng, vì siêu lợi nhuận, nên nhiều đối tượng đã hình thành bè nhóm lợi ích, bất chấp các quy định của pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng của Nhân dân để trục lợi, khiến nhiều người dân dính phải những bẫy lừa đảo của chúng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chủ sở hữu của sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Top Men là Công ty TNHH Opportunity Việt Nam (Công ty Opportunity Việt Nam), có địa chỉ tại số 10 tập thể giáo viên, đường Trung Yên 6, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, do ông Lê Văn Lĩnh là người đại diện pháp luật.
Mặc dù Công ty Opportunity Việt Nam chỉ mới được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 13/10/2020, nhưng đã nhanh chóng cho ra được sản phẩm TPBVSK Top Men, và được quảng cáo rộng rãi trên khắp các website, các trang mạng xã hội, và thổi phồng như một loại thần dược, giúp bổ thận, tráng dương, mạnh gân cốt, tăng cường sinh lực và sinh lý nam giới, giúp làm giảm nguy cơ mãn dục nam sớm
Tại trang website topmen.vn có giới thiệu Top Men đã được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp giấy tiếp nhận công bố số 10705/2020/ĐKSP. Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại ở nhà máy đạt chuẩn GMP Santex.
Ngoài ra tại nhiều trang mạng xã hội, sản phẩm Top Men dàn dựng nhiều clip, hình ảnh của các y bác sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng để quảng cáo thu hút khách hàng. Điều đáng nói, các quảng cáo đó luôn giới thiệu Top Men điều trị dứt điểm yếu sinh lý, xuất tinh sớm ngay sau một liệu trình, lâu hơn, dài hơn, tăng kích thước, khiến nhiều người tiêu dùng đã lầm tưởng đây là thuốc và có công dụng như "thần dược".
Bằng những quảng cáo có dấu hiệu lừa dối khách hàng của sản phẩm Top Men.
Cụ thể, tại Điều 5 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó quy định rõ việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh; Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc".
Và Khoản 4, Điều 70 Nghị định 158/2013, được sửa đổi tại Nghị định 28/2017 quy định cấm Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng.
Thời gian qua, mặc dù Cục ATTP, Bộ Y tế đã quyết liệt xử lý hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực TPBVSK, thế nhưng, vì siêu lợi nhuận, nên nhiều đối tượng đã hình thành bè nhóm lợi ích, bất chấp các quy định của pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng của Nhân dân để trục lợi, khiến nhiều người dân dính phải những bẫy lừa đảo của chúng.