Samsung đang là mục tiêu bị kiện với vi phạm liên quan bằng sáng chế bao gồm công nghệ dự đoán thời lượng pin sử dụng còn lại trước khi thiết bị tắt của hệ điều hành Android . Được nộp lên Tòa án khu vực Dusseldorf bởi một công ty tên là K. Mizra LLC, đơn kiện này lập luận rằng Samsung đã vi phạm bằng sáng chế về dự đoán thời gian sử dụng pin trên những chiếc điện thoại chạy phiên bản non trẻ của Android.
Công nghệ này ban đầu được cấp bằng sáng chế bởi một viện nghiên cứu Hà Lan có tên là Nederlandse Organisatie voor Toegepast Natuurwetenschappelijk Onderzoe (TNO), bao gồm thứ được mô tả là “dự đoán nhanh về thời lượng pin còn lại của thiết bị di động." Hệ thống dựa trên thuật toán phân tích này sẽ phân tích mức sử dụng và theo đó cho người dùng biết thời lượng sử dụng điện thoại của họ dựa trên mức pin hiện tại. Vụ kiện cáo buộc một số sản phẩm của Samsung “chạy một phiên bản non trẻ hơn của hệ điều hành Android” đã vi phạm bằng sáng chế do sử dụng công nghệ dự đoán thời lượng pin.
Tất nhiên, những chiếc điện thoại của Samsung không phải là các thiết bị duy nhất cung cấp tính năng dự đoán pin này. Ngay cả dòng Pixel của Google hay những chiếc điện thoại do OEM như Xiaomi sản xuất cung cung cấp chức năng tương tự. Điều đó khiến nhiều người tự hỏi tại sao chỉ có Samsung được đề cập đến trong vụ kiện bằng sáng chế này.
Công nghệ này ban đầu được cấp bằng sáng chế bởi một viện nghiên cứu Hà Lan có tên là Nederlandse Organisatie voor Toegepast Natuurwetenschappelijk Onderzoe (TNO), bao gồm thứ được mô tả là “dự đoán nhanh về thời lượng pin còn lại của thiết bị di động." Hệ thống dựa trên thuật toán phân tích này sẽ phân tích mức sử dụng và theo đó cho người dùng biết thời lượng sử dụng điện thoại của họ dựa trên mức pin hiện tại. Vụ kiện cáo buộc một số sản phẩm của Samsung “chạy một phiên bản non trẻ hơn của hệ điều hành Android” đã vi phạm bằng sáng chế do sử dụng công nghệ dự đoán thời lượng pin.
Tất nhiên, những chiếc điện thoại của Samsung không phải là các thiết bị duy nhất cung cấp tính năng dự đoán pin này. Ngay cả dòng Pixel của Google hay những chiếc điện thoại do OEM như Xiaomi sản xuất cung cung cấp chức năng tương tự. Điều đó khiến nhiều người tự hỏi tại sao chỉ có Samsung được đề cập đến trong vụ kiện bằng sáng chế này.
Ngay cả các đối thủ của Samsung cũng có nguy cơ bị kiện
Bằng sáng chế mô tả một thiết bị đầu cuối di động chạy bằng pin, vốn được sử dụng cho nhiều hoạt động, ghi lại mức tiêu thụ năng lượng liên kết với mỗi hoạt động để tính tỉ lệ tiêu thụ điện năng. Tỉ lệ tiêu thụ năng lượng thô được so sánh với dung lượng pin sẵn có để đưa ra ước tính sơ bộ về thời lượng hoạt động của bất kỳ thiết bị di động cụ thể nào dựa trên mô hình hoạt động hiện tại của smartphone. Thú vị là ngày ưu tiên (priority date) của bằng sáng sáng chế được liệt kê vào năm 2007, được cấp chính thức vào năm 2013 và dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2028. Một điều đáng chú ý khác: phiên bản Android đầu tiên dưới dạng bản beta đã được phát hành vào tháng 11/2007, và bộ phát triển phần mềm (SDK) được phát hành ngay một tuần sau đó.
Nói một cách đơn giản, SDK hình thành framework cơ bản để tạo ra một ứng dụng dành cho thiết bị di động. Với việc sử dụng hệ thống thời lượng pin của Android rộng rãi trên nhiều loại điện thoại từ các thương hiệu khác nhau, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu K. Mizra nhắm đến các thương hiệu khác ngoài Samsung. Bất chấp túi tiền và tầm ảnh hưởng sâu rộng của họ, điều đó không có nghĩa là những gã khổng lồ công nghệ có “áo giáp chống đạn” khi gặp các rắc rối pháp lý liên quan đến bằng sáng chế.
Google đã thua trong trận chiến bằng sáng chế quan trọng trước Sonos vài tháng trước. Apple cũng thua trong cuộc chiến bằng sáng chế trước Optis và phải bồi thường thiệt hại hàng triệu USD. Vụ kiện mới nhất chống lại Samsung có thể gây ra hậu quả rất lớn, không chỉ vì Samsung nằm trong số các nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, mà còn vì công nghệ được cấp bằng sáng chế gây tranh cãi này còn được rất nhiều nhà sản xuất smartphone Android khác sử dụng.
Nguồn: Slash Gear