Quảng cáo tính năng không cần thiết
Thị trường smartphone luôn khát công nghệ mới, nhưng các nhà sản xuất không phải lúc nào cũng có thể theo kịp nhu cầu này. Để lấp đầy khoảng trống, họ lựa chọn đột phá tính năng không cần thiết và tìm cách nói quá tầm quan trọng của chúng.
Bạn có thể bắt gặp tính năng quay video 8K cùng tốc độ làm mới lên đến 144Hz trên các mẫu quảng cáo flagship. Theo một tâm lý chung của khách hàng, càng lớn càng tốt.
Từ khi lên ý tưởng cho đến khi lên kệ, một trong những tính năng được nhấn mạnh liên tục của dòng Samsung S20 là quay video 8K. Hãng sản xuất đã lặp đi lặp lại sự tuyệt vời của chức năng quay 8K, người dùng có thể bắt được nhiều chi tiết hơn. Chắc chắn, quay 8K không hoàn toàn vô ích nhưng xét trên công năng sử dụng, nó không thực sự cần thiết trên điện thoại di động vì người dùng phổ thông khó nhận biết sự khác biệt giữa quay 8K và 4K.
Nối tiếp những tính năng không cần thiết, màn hình OnePlus 7 Pro có tốc độ làm mới 144Hz, còn ZTE Red Magic 7 xuất xưởng với tốc độ làm mới lên tới 165Hz. Nếu đặt chiếc điện thoại có tốc độ làm mới 120Hz bên cạnh chiếc 144Hz, bạn hầu như không nhận thấy sự khác biệt rõ rệt, còn việc đẩy nó lên 165Hz chỉ có ý nghĩa về mặt thông số kỹ thuật.
Từ khi lên ý tưởng cho đến khi lên kệ, một trong những tính năng được nhấn mạnh liên tục của dòng Samsung S20 là quay video 8K. Hãng sản xuất đã lặp đi lặp lại sự tuyệt vời của chức năng quay 8K, người dùng có thể bắt được nhiều chi tiết hơn. Chắc chắn, quay 8K không hoàn toàn vô ích nhưng xét trên công năng sử dụng, nó không thực sự cần thiết trên điện thoại di động vì người dùng phổ thông khó nhận biết sự khác biệt giữa quay 8K và 4K.
Nối tiếp những tính năng không cần thiết, màn hình OnePlus 7 Pro có tốc độ làm mới 144Hz, còn ZTE Red Magic 7 xuất xưởng với tốc độ làm mới lên tới 165Hz. Nếu đặt chiếc điện thoại có tốc độ làm mới 120Hz bên cạnh chiếc 144Hz, bạn hầu như không nhận thấy sự khác biệt rõ rệt, còn việc đẩy nó lên 165Hz chỉ có ý nghĩa về mặt thông số kỹ thuật.
Camera với số megapixel lớn
Như đã nói ở trên, người dùng thích số lớn vì vậy các nhà sản xuất luôn thích đẩy mọi thứ lên cao, bao gồm cả camera. Số megapixel lớn đang là xu hướng mới trong ngành công nghiệp nghe gọi. Tại sao lại sử dụng camera 12MP trong khi bạn có thể tận hưởng chất lượng ảnh của camera 48MP, thậm chí là 108MP?
Tuy nhiên, megapixel lớn không đồng nghĩa hình ảnh đẹp hơn. Người dùng cần biết ảnh đẹp không đơn giản chỉ là megapixel lớn, mà quan trọng hơn là cảm biến và phần mềm xử lý hình ảnh.
Google Pixel 5 với camera 12MP khiêm tốn có thể đánh bại hầu hết quái vật to lớn với camera 48MP và 108MP. Lời khuyên là đừng chỉ tin vào những con số, mà hãy tin tưởng công nghệ cung cấp sức mạnh cho những con số đó.
Google Pixel 5 với camera 12MP khiêm tốn có thể đánh bại hầu hết quái vật to lớn với camera 48MP và 108MP. Lời khuyên là đừng chỉ tin vào những con số, mà hãy tin tưởng công nghệ cung cấp sức mạnh cho những con số đó.
Dung lượng pin gây hiểu lầm
Pin là yếu tố quan trọng mà người dùng cân nhắc khi chọn một chiếc điện thoại mới. Do đó, các nhà sản xuất điện thoại thông minh có xu hướng tăng cường thông số pin của họ theo nhiều cách. Một số bao gồm:
100% nhưng vẫn chưa đầy pin: Trên bảng thông số kỹ thuật, một nhà sản xuất có thể cho biết một mẫu điện thoại sẽ sạc đầy trong 30 phút. Khi sạc, điện thoại có thể đạt 100% giống thời gian quảng cáo nhưng viên pin không thực sự nạp đầy điện tích. Một ví dụ điển hình là OnePlus 9 Pro hiển thị mức pin 100% sau 29 phút nhưng mất thêm khoảng 20 phút để hoàn tất sạc.
Chu kỳ sạc giới hạn: Một số nhà sản xuất điện thoại cung cấp dung lượng pin dồi dào để che giấu chu kỳ sạc thấp hơn. Bạn có thể nhận được viên pin 6000mAh pin nhưng bên dưới nó là 400 chu kỳ sạc khiêm tốn. Nếu chấp nhận, pin của bạn có thể trụ được trong một ngày lâu hơn nhưng cái giá phải trả là nó sẽ nhanh xuống cấp. Tuổi thọ pin 4000mAh cung cấp 1000 chu kỳ sạc sẽ lâu hơn pin 5000mAh với 500 chu kỳ sạc trong thời gian dài.
Sự khác biệt giữa công suất được kéo và công suất sử dụng: Nhiều điện thoại được quảng cáo có công suất sạc ở một mức cụ thể nào đó nhưng thực tế lại sạc ở mức thấp hơn nhiều. Phích cắm sạc có thể kéo công suất như quảng cáo nhưng bản thân thiết bị lại sạc ở một mức công suất khác.
Các chiến dịch marketing thường xuyên sử dụng công suất kéo hơn là công suất sạc thực tế. Do đó, trước khi mua một chiếc smartphone mới, bạn cần tìm hiểu rõ công suất sạc thực tế của chiếc smartphone.
100% nhưng vẫn chưa đầy pin: Trên bảng thông số kỹ thuật, một nhà sản xuất có thể cho biết một mẫu điện thoại sẽ sạc đầy trong 30 phút. Khi sạc, điện thoại có thể đạt 100% giống thời gian quảng cáo nhưng viên pin không thực sự nạp đầy điện tích. Một ví dụ điển hình là OnePlus 9 Pro hiển thị mức pin 100% sau 29 phút nhưng mất thêm khoảng 20 phút để hoàn tất sạc.
Sự khác biệt giữa công suất được kéo và công suất sử dụng: Nhiều điện thoại được quảng cáo có công suất sạc ở một mức cụ thể nào đó nhưng thực tế lại sạc ở mức thấp hơn nhiều. Phích cắm sạc có thể kéo công suất như quảng cáo nhưng bản thân thiết bị lại sạc ở một mức công suất khác.
Các chiến dịch marketing thường xuyên sử dụng công suất kéo hơn là công suất sạc thực tế. Do đó, trước khi mua một chiếc smartphone mới, bạn cần tìm hiểu rõ công suất sạc thực tế của chiếc smartphone.
Công suất cao hơn
Một vài năm trước, thị trường cảm thấy thích thú với bộ sạc 33W. Theo thời gian, con số đó ngày càng tăng cao hơn theo sở thích của người dùng, với mong ước làm hài lòng khách hàng, các nhà sản xuất điện thoại quyết định đẩy giới hạn của số công suất.
Ngày nay, người dùng dễ dàng bắt gặp nhiều bộ sạc có công suất lên tới hàng trăm như 125W, 200W thậm chí 240W. Nhưng liệu bạn có thể tin vào chúng? Chắc chắn công suất cao hơn thì pin điện thoại bạn cũng sẽ được sạc đầy nhanh hơn, nhưng luôn có giới hạn với công nghệ sạc nhanh.
Ví dụ như bạn chỉ có thể sử dụng tính năng này trong một khoảng thời gian giới hạn. Đó là lý do vì sao một số nhãn dán ghi “sạc nhanh từ 0 đến 60% trong 15 phút”, 40% còn lại thường mất thời gian lâu hơn.
Tuy nhiên, luôn có một vài ngoại lệ. Một số flagship có thể sạc đầy với tốc độ ấn tượng, điển hình như các đại diện nổi bật của nhà Oppo và Xiaomi, sạc đầy từ 0 đến 100% trong chưa đầy một tiếng. Song bạn cần nhớ rằng càng sử dụng sạc nhanh nhiều, tuổi thọ pin càng giảm nhanh hơn.
Ví dụ như bạn chỉ có thể sử dụng tính năng này trong một khoảng thời gian giới hạn. Đó là lý do vì sao một số nhãn dán ghi “sạc nhanh từ 0 đến 60% trong 15 phút”, 40% còn lại thường mất thời gian lâu hơn.
Tuy nhiên, luôn có một vài ngoại lệ. Một số flagship có thể sạc đầy với tốc độ ấn tượng, điển hình như các đại diện nổi bật của nhà Oppo và Xiaomi, sạc đầy từ 0 đến 100% trong chưa đầy một tiếng. Song bạn cần nhớ rằng càng sử dụng sạc nhanh nhiều, tuổi thọ pin càng giảm nhanh hơn.
Bỏ qua các chi tiết quan trọng
Bỏ qua các chi tiết chính của sản phẩm là một chiêu tiếp thị khác được nhiều nhà sản xuất điện thoại sử dụng. Điều này thường xảy ra khi họ muốn làm chệch hướng sự chú ý của người mua khỏi một thông số kỹ thuật không nổi bật.
Bạn có thể thấy các nhà sản xuất điện thoại thông minh nhấn mạnh rằng sản phẩm của họ sử dụng bộ vi xử lý 8 nhân cùng RAM 8GB. Tuy nhiên, thông số kỹ thuật đó có ấn tượng hay không còn phụ thuộc vào chipset bên dưới của nó. Một số nhà sản xuất điện thoại thường không phô trương chi tiết của chipset nhưng lại nhấn mạnh con số RAM. Thực tế, một chiếc điện thoại 4GB RAM cùng với một chipset tốt có thể hoạt động tốt hơn RAM 8GB với một chipset kém hơn.
Thêm AI vào mọi thứ
Bạn có thể thấy nhãn “AI-camera" trên rất nhiều điện thoại thông minh hiện nay. Đối với những thiết bị này, AI được sử dụng để phát hiện chủ thế thông minh hơn, đồng thời xử lý ảnh trơn tru hơn. Nhấn mạnh tính năng AI của camera là một kỹ thuật marketing đã được chứng minh.
Giờ đây, các nhà sản xuất điện thoại đã đưa nó lên một tầm cao mới, áp dụng nhãn AI trên các tính năng tiêu chuẩn để làm cho chúng trông tiên tiến. Ví dụ, Asus Zenfone 5Z đã cung cấp "tính năng sạc AI và nhạc chuông AI". Mặc dù cái tên nghe có vẻ rất thông minh và hấp dẫn, sự thật là không có đổi mới đáng kể nào đằng sau những nhãn dán này.
Tính năng nhạc chuông AI trên Zenfone 5Z chỉ đơn giản là điều chỉnh âm lượng chuông của bạn dựa trên tiếng ồn xung quanh. Đó là một tính năng thú vị, nhưng nó có thực sự đáng để người dùng chi thêm tiền?
Giờ đây, các nhà sản xuất điện thoại đã đưa nó lên một tầm cao mới, áp dụng nhãn AI trên các tính năng tiêu chuẩn để làm cho chúng trông tiên tiến. Ví dụ, Asus Zenfone 5Z đã cung cấp "tính năng sạc AI và nhạc chuông AI". Mặc dù cái tên nghe có vẻ rất thông minh và hấp dẫn, sự thật là không có đổi mới đáng kể nào đằng sau những nhãn dán này.
Tính năng nhạc chuông AI trên Zenfone 5Z chỉ đơn giản là điều chỉnh âm lượng chuông của bạn dựa trên tiếng ồn xung quanh. Đó là một tính năng thú vị, nhưng nó có thực sự đáng để người dùng chi thêm tiền?
Ảnh camera nhưng chụp bằng máy ảnh chuyên dụng
Đây là một bí mật mở hơn. Các nhà sản xuất điện thoại từ lâu đã khoe những bức ảnh được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp như thể chúng được chụp bằng sản phẩm của họ. Đó là một chiến thuật marketing giá rẻ dù đã bị phanh phui từ lâu nhưng các nhà sản xuất điện thoại vẫn thoải mái dùng đi dùng lại.
Trong số đó có hai đại diện lớn là Huawei và Samsung. Theo báo cáo của Ars Technica, Huawei đã bị lộ là sử dụng máy ảnh DSLR chuyên nghiệp cho những bức ảnh mà hãng quảng cáo trên chiếc Huawei Nova 3.
Tương tự, vào năm 2018, một người dùng Twitter đã tiết lộ nỗ lực của bộ phận Samsung Brazil nhằm chuyển ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên thành ảnh chụp bằng Samsung Galaxy A8.
Tương tự, vào năm 2018, một người dùng Twitter đã tiết lộ nỗ lực của bộ phận Samsung Brazil nhằm chuyển ảnh chụp bằng máy ảnh chuyên thành ảnh chụp bằng Samsung Galaxy A8.
Đừng tin hoàn toàn vào thông số kỹ thuật
Trước khi mua một chiếc điện thoại thông minh Android mới, bảng thông số kỹ thuật thường là nơi đầu tiên để bạn tham khảo. Nó sạc nhanh như thế nào? Megapixel trên máy ảnh là bao nhiêu? Dung lượng pin là bao nhiêu? Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng thông số kỹ thuật cao không đồng nghĩa là nó tốt.
Vì vậy, trước khi quyết định mua một chiếc điện thoại thông minh mới, đừng dừng lại ở bảng thông số kỹ thuật. Hãy đầu tư một chút vào việc tra cứu hiệu suất thực tế trong thế giới thực của điện thoại thông minh. Bạn sẽ bất ngờ về sự chênh lệch giữa những thứ nhà sản xuất quảng cáo với trải nghiệm thực tế.
Nguồn: Make use of
Vì vậy, trước khi quyết định mua một chiếc điện thoại thông minh mới, đừng dừng lại ở bảng thông số kỹ thuật. Hãy đầu tư một chút vào việc tra cứu hiệu suất thực tế trong thế giới thực của điện thoại thông minh. Bạn sẽ bất ngờ về sự chênh lệch giữa những thứ nhà sản xuất quảng cáo với trải nghiệm thực tế.
Nguồn: Make use of